Con rồng là biểu tượng trong nhóm tứ linh Long, Ly, Quy, Phượng mà người Trung Quốc và người Việt Nam cổ xưa tôn quý. Theo tiếng Hán, rồng được gọi là “Long” và từ Long được phát âm theo Việt hóa quen dùng ở nước ta. Tra cứu từ điển Hán – Việt, từ “Long” mang tới 8 nghĩa khác nhau:  con rồng, hưng thịnh, họp lại…




Trong những từ Hán Việt, có ít nhất ba từ Long, và có bốn dạng chữ. Thực tế trong kho từ vựng Việt có rất nhiều từ được ghép với thành tố “Long”; Nhưng khi dùng từ “Long” để đặt địa danh, thì từ Long chỉ có hai nghĩa phổ biến được dùng. Đó là chỉ con rồng và chỉ sự thịnh vượng.

Theo đó trên thực tế, để xác định đúng ý mà cha ông đặt tên cho một vùng đất, ta chỉ cần xác định: khi từ Long có nghĩa là con “rồng” thường không  ghép với tính từ để tạo thành từ mới để chỉ tên một miền đất.

Loại từ “Long” khi ghép với tính từ thì tạo thành tên miền đất với ý nghĩa là một miền đất mang thuộc tính thịnh vượng và kèm thêm nghĩa của tính từ đi kèm. Ví dụ  Long Khánh nay là thị xã của tỉnh Đồng Nai thì ý nghĩa của nó  là “vui mừng và thịnh vượng”. 



Vì hai từ Long cùng có nét nghĩa đẹp nên nhiều người hiểu nghĩa của từ này theo nghĩa của từ kia. Người Việt khi nhắc tên địa danh có từ Long thường lẫn lộn ý nghĩa tên đất và cho là thế nào cũng được bởi kiểu gì cũng là hay cả. Nhưng rõ ràng điều ấy là không được, chúng ta cần có sự phân biệt để thấy được ý nghĩa của từng tên đất bởi nó gắn với văn hóa vùng miền mà cha ông ta đã gửi gắm khi đặt tên cho đất.

Nguồn: sưu tầm từ kho tư liệu trên internet

0 nhận xét:

Đăng nhận xét