Dinh Quận Trưởng
Tỉnh Long Khánh được chính quyền Sài Gòn thành lập vào ngày 24/4/1957 trên cơ sở tách quận Xuân Lộc thuộc địa bàn tỉnh Biên Hoà. Tỉnh Long Khánh gồm 2 quận Xuân Lộc, Định Quán có 3 tổng Bình Lâm Thượng, Bình Tuy và Tà Lài. Tỉnh lỵ đặt tại Xuân Lộc. Đến ngày 29/ 6/1957, chính quyền Sài Gòn ra Nghị định cắt một phần đất của quận Định Quán tỉnh Long Khánh chuyển vào tỉnh mới Bình Tuy. Đến năm 1967, chính quyền Sài Gòn thành lập quận Kiệm Tân thuộc tỉnh Long Khánh. Tỉnh Long Khánh có 3 quận: Xuân Lộc, Định Quán, Kiệm Tân và tồn tại cho đến tháng 4 /1975.
Chợ Long khánh ( chợ cũ ) đã bị san bằng sau chiến tranh
Cũng cần nói thêm, về phía chính quyền cách mạng, quyết định thành lập tỉnh Long Khánh vào năm 1960, trên cơ sở tách một phần từ tỉnh Biên Hòa. Địa giới của tỉnh Long Khánh tương ứng địa giới của chính quyền Sài Gòn thành lập vào năm 1957, gồm phần đất Xuân Lộc và Định Quán (bao gồm cả phần đất của huyện Tân Phú hiện nay). Và sau đó, tỉnh Long Khánh cũng đã trải qua nhiều lần điều chỉnh cho phù hợp với chiến trường. Trong đó có các mốc sự kiện sau: Tháng 3 /1963, chính quyền cách mạng hợp nhất 3 tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa, Long Khánh thành tỉnh Bà Biên. Nhưng đến tháng 12/1963 chia tỉnh Bà Biên thành 3 tỉnh như năm 1963. Tháng 10/1966, chính quyền cách mạng sáp nhập hai tỉnh Bà Rịa và Long Khánh thành tỉnh Bà Rịa – Long Khánh. Tỉnh Bà Rịa – Long Khánh tồn tại cho đến tháng 5/1971 và sau đó sát nhập với phân khu 4 thành Phân khu Bà Rịa – Long Khánh. Phân khu Bà Rịa – Long Khánh gồm 3 thị xã: Long Khánh, Bà Rịa, Vũng Tàu và 9 huyện Xuân Lộc (gồm cả vùng Định Quán), Long Thành, Nhơn Trạch, Châu Đức(Châu Thành và Đức Thạnh), Long Đất ( Long Điền và Đất Đỏ, Xuyên Mộc), Cao Su, Thủ Đức, Duyên Hải ( Cần Gìơ ).
Từ tháng 10/1972, chính quyền cách mạng giải thể các phân khu; tỉnh Bà Rịa – Long Khánh với địa giới như trước. Sau này, một phần đất của Định Quán thuộc tỉnh Bà Rịa – Long Khánh được cắt chuyển để thành lập tỉnh Tân Phú. Tỉnh lỵ Long Khánh trước đây đến năm 1975 được gọi là huyện Xuân Lộc với địa bàn rộng lớn bao gồm địa phận thị xã Long Khánh, huyện Xuân Lộc và một phần huyện Cẩm Mỹ hiện nay).
Tôi nghĩ Tấm ảnh "Chợ Long khánh ( chợ cũ ) đã bị san bằng sau chiến tranh" mà bạn post không phải ở Long Khánh, mặc dù tác giả nhiếp ảnh gia nổi tiếng Philip Jones Griffiths thực hiện ở Việt nam năm 1980 có ghi chú là ở Xuân Lộc. Có lẽ tác giả nhẩm Vì:
Trả lờiXóa- Long khánh không có khu nhà như trên, ở khu chợ cũ cũng không có dãy nhà này.
- góc bên phải có 1 cửa hàng ăn uống công cộng, sau giải phóng có 1 cửa hàng ăn uống ở đường Lê Lợi hiện nay.
- Bến xe cũ Long Khánh cũng không có những khu nhà này.
Theo tôi có thể là 1 góc ỡ xa cảng miền Tây (Tp.HCM).